Danh mục: <span>Tin tức</span>

VIỆT NAM XUẤT SIÊU KỶ LỤC 3,9 TỶ USD

(HQ Online)- Dữ liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận mức thặng dư thương mại Việt Nam đạt 3,9 tỷ USD, tính hết tháng 4/2018, cao kỷ lục trong nhiều năm gần đây.
Tân Vũ, xuất siêu, Hải Phòng
Hoạt động XNK tại cảng Tân Vũ, Hải Phòng.

Chiều 10/5, Tổng cục Hải quan đưa ra thông tin mới nhất về hoạt động XNK cả nước cập nhật trong nửa cuối tháng 4/2018.

Theo đó, kỳ 2 tháng 4 (từ 16-30/4) tổng kim ngạch XNK cả nước đạt 18,26 tỷ USD, tăng nhẹ 5,2%, tương ứng tăng 898 triệu USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 4 năm 2018.

Với kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 4, tổng kim ngạch XNK của cả nước trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt 143,89 tỷ USD, tăng 14,3%, tương ứng tăng 17,95 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong cùng kỳ năm 2017.

Trong kỳ 2 tháng 4, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt mức thặng dư gần 0,8 tỷ USD, qua đó nâng mức xuất siêu của cả nước trong 4 tháng qua lên gần 3,9 tỷ USD.

Theo Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 4, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với 15 ngày đầu tháng ở một số nhóm hàng chủ yếu như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 18,5%, tương ứng tăng 181,71 triệu USD; sắt thép các loại tăng 77,9%, tương ứng tăng 103,66 triệu USD; giày dép các loại tăng 17,3% , tương ứng tăng 100,41 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 35,4%, tương ứng tăng 94,14 triệu USD, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 10,2%, tương ứng tăng 66,25 triệu USD…

Đáng chú ý, nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất là điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục xu hướng giảm, với con số giảm 315,35 triệu USD so với nửa đầu tháng 4, tương ứng giảm 16,6%.

Như vậy, hết tháng 4, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 73,89 tỷ USD, tăng 19,2%,  tương ứng tăng 11,89 tỷ USD  so với cùng kỳ năm 2017.

Về hoạt động nhập khẩu, kỳ 2 tháng 4, cả nước đạt kim ngạch đạt 8,73 tỷ USD, tăng 2,7% (tương ứng tăng 228 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 4.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ này tăng so với kỳ 1 tháng 4 ở một số nhóm hàng chủ yếu: Than các loại tăng gấp 2,93 lần, tương ứng tăng 125,08 triệu USD; xăng dầu các loại tăng 41,7%, tương ứng tăng 112 triệu USD; vải các loại tăng 20,8%, tương ứng tăng 103,35 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điệu tử và linh kiện tăng 4,9%, tương ứng tăng 64,64 triệu USD…

Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 4, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt hơn 70 tỷ USD, tăng 9,5% (tương ứng tăng 6,06 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017.

Thái Bình

KHAI BÁO C/O MẪU D ĐIỆN TỬ QUA MỘT CỬA ASEAN NHƯ THẾ NÀO?

(HQ Online)- Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn kiểm tra C/O mẫu D điện tử thông qua Cơ chế một cửa ASEAN, được cấp kể từ ngày 1/1/2018.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: N.Linh.

Theo đó, trường hợp người khai hải quan khai C/O mẫu D điện tử để được xem xét hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, thì cách thức khai số tham chiếu C/O điện từ và ngày cấp trên tờ khai hải quan được thực hiện như sau:Đối với tờ khai hải quan điện tử, người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp C/O điện tử tại chỉ tiêu 1.68-Phần ghi chú trên tờ khai hải quan theo cấu trúc: ##DDMMYYYYZZZZZZZZZZ##, trong đó DDMMYYYY (8 ký tự): là ngày cấp C/O (DD: Ngày; MM: Tháng; YYYY: Năm); ZZZZZZZZZZ: Là số tham chiếu C/O.

Trường hợp có nhiều C/O thì nhập thông tin liên tiếp của các C/O theo cấu trúc: ##DDMMYYYYZZZZZZZZZZ###DDMMYYYYZZZZZZZZZZ##.

cảm biến đo mức xi măng 

Trường hợp chưa có C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan và muốn bổ sung C/O sau thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai báo việc bổ sung C/O trên tờ khai hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan tại chỉ tiêu 1.68-Phần ghi chú của tờ khai hải quan để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi khai báo bổ sung C/O…

Đối với tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp C/O tại chỉ tiêu 32 “Chứng từ đi kèm” theo cấu trúc trên. Trường hợp chưa có C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan và muốn bổ sung C/O sau thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai báo bổ sung C/O tại chỉ tiêu 32 “chứng từ đi kèm” của tờ khai hải quan để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi khai báo bổ sung C/O. cảm biến đo nhiệt độ 

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn cách thức tiếp nhận và kiểm tra C/O của công chức hải quan.

N.Linh

LỘ DIỆN 4 NHÓM HÀNG NHẬP KHẨU 10 TỶ USD

(HQ Online)- Máy tính, điện thoại hay máy móc thiết bị tiếp tục là những nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất cả nước trong năm 2017, trong đó những mặt hàng liên quan đến lĩnh vực điện tử (máy tính, điện thoại) có mức tăng trưởng ấn tượng nhất.
Biểu đồ trị giá kim ngạch năm 2016 và 2017 của 4 nhóm hàng nhập khẩu 10 tỷ USD. Biểu đồ: T.Bình.

So với năm 2016, số lượng nhóm hàng đạt trị giá 10 tỷ USD năm 2017 vẫn dừng ở con số 4 theo ước tính vừa được Tổng cục Hải quan công bố. 4 nhóm hàng nhập khẩu 10 tỷ USD gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; điện thoại và linh kiện; vải.

Nhưng đáng chú ý, vị trí các nhóm hàng có sự thay đổi khi máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trở thành nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Với tổng trị giá kim ngạch đạt gần 99 tỷ USD, 4 nhóm hàng kể trên chiếm gần 46,8% tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu cả nước trong năm 2017.

Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện năm 2017 ước đạt 37,5 tỷ USD, tăng 34,4% so với năm trước và trở thành nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất. Ảnh: T.Bình.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng bị rơi xuống vị trí thứ 2 với trị giá kim ngạch ước đạt 33,64 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2016. Ảnh: T.Bình.
Đang là một trong những quốc gia xuất khẩu điện thoại hàng đầu thế giới nhưng trong năm 2017 nước ta cũng chi đến 16,18 tỷ USD nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện, tăng tới 53,2% so với năm 2016. Ảnh: T.Bình.
Ngành công nghiệp dệt may nước ta vẫn đang bị phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, trong đó vải là nguyên liệu nhập khẩu lớn nhất. Năm 2017, trị giá kim ngạch nhập khẩu mặt hàng vải ước đạt 11,45 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2016. Ảnh: T.Bình.

 

Thái Bình

XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN NĂM 2017 ĐẠT 36,37 TỶ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 3,13 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này năm 2017 đạt con số 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu, nông sản, lâm sản, thủy sản
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,97 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số các mặt hàng nông sản, gạo, cao su, chè, hạt điều là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cả về lượng và giá trị. Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu tháng 12 năm 2017 ước đạt 426 nghìn tấn với giá trị đạt 199 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm 2017 ước đạt 5,89 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, tăng 22,4% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2017 đạt 450,9 USD/tấn, giảm 0,37% so với cùng kỳ năm 2016. Trong số các thị trường gạo xuất khẩu, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 với 39,5% thị phần. bo chuyen doi tin hieu pt100 

Đối với mặt hàng cao su, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 năm 2017 đạt 175 nghìn tấn với gái trị đạt 253 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su năm 2017 ước đạt 1,39 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, tăng 11% về khối lượng và 35,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 1.654,7 USD/tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2016.   cam bien nhiet do pt100 

Tương tự đối với mặt hàng chè, năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu ước đạt 140 nghìn tấn và 229 triệu USD, tăng 7,2% về khối lượng và tăng 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 11 tháng đầu năm 2017, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 29,8% thị phần, giảm 12,8% về khối lượng và giảm 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè trong 11 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Đài Loan, Ả Rập XêÚt.

Cùng với các mặt hàng nông sản nói trên, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hạt điều có sự tăng nhẹ về khối lượng nhưng giá trị tăng cao do tăng giá. Cụ thể, năm 2017, khối lượng xuất khẩu hạt điều ước đạt 353 nghìn tấn và 3,52 tỷ USD, tăng 1,9% về khối lượng và tăng 23,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá điều xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2017 đạt 9.926,3 USD/tấn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 35%, 15,6% và 12,9%.

Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu, cà phê là mặt hàng duy nhất có sự sụt giảm cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể, năm 2017, khối lượng cà phê xuất khẩu ước đạt 1,42 triệu tấn và 3,21 tỷ USD, giảm 20,2% về khối lượng và 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 14,6% và 12,7%.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 2,46 tỷ USD, đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 12 tháng năm 2017 đạt 27,82 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, tính chung năm 2016, ngành nông nghiệp xuất siêu 8,55 tỷ USD.

Nguyễn Hạnh

Nguồn: http://baocongthuong.com.vn

PHÓ THỦ TƯỚNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: KIM NGẠCH XNK 400 TỶ USD CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG VỚI NỀN KINH TẾ

(HQ Online)- Chiều nay, 19/12, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã tham dự Lễ ghi nhận sự kiện Việt Nam đạt mốc mới 400 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), đánh dấu bước phát triển quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Kim ngạch, Xuất nhập khẩu
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: T.Bình.

Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng thu ngân sách

Cùng tham dự, ghi nhận sự kiện quan trọng này có Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn…

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định dấu mốc 400 tỷ USD trong hoạt động XNK có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế và đánh dấu những bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Sau 10 năm gia nhập WTO (năm 2007) đến nay các thứ bậc về quy mô xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều tăng trưởng vượt bậc và vào nhóm 30 quốc gia, vùng lãnh thổ có trị giá kim ngạch XNK lớn nhất thế giới.

Đặc biệt, không chỉ quy mô, mà cơ cấu về hàng hóa, thị trường XNK của Việt Nam đều có những chuyển biến tích cực. Đồng thời cán cân thương mại được cải thiện từ việc nhập siêu lớn những năm trước đây Việt Nam đã xuất siêu hàng tỷ USD trong năm 2016 và những tháng đã qua của năm 2017.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, những kết quả ấn tượng của hoạt động XNK đã góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động XNK của Việt Nam cũng nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thông tin, trong cuộc tiếp xúc vào tháng 9 vừa qua giữa Phó Thủ tướng với Tổng Thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Mukhisa Kituyi, Tổng thư ký UNCTAD bày tỏ ngưỡng mộ về sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động XNK của Việt Nam. Bởi năm 1994, toàn châu Phi xuất khẩu 60 tỷ USD, trong khi Việt Nam mới đạt 2,4 tỷ USD, nhưng tới năm 2016 thì chỉ số này của châu Phi mới tăng 90 tỷ USD trong khi Việt Nam đã tăng lên gần gấp đôi kim ngạch của cả châu Phi.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đạt được kết quả nêu trên, ngoài sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đây là sự nỗ lực cao độ của các bộ, ngành, cộng đồng DN, trong đó có vai trò quan trọng của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan trong thúc đẩy tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, góp phần quan trọng giảm thời gian thông quan hàng hóa.

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.

10 năm quy mô tăng 4 lần

Theo Tổng cục Hải quan, bước vào đầu thập niên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng kim ngạch XNK cả nước mới ở con số khiêm tốn, hơn 30 tỷ USD.

Sau 6 năm (năm 2007)  tổng kim ngạch đã đạt con số 100 tỷ USD; 4 năm sau (năm 2011) tổng kim ngạch XNK đã tăng gấp đôi, đạt con số 200 tỷ USD; và đạt 300 tỷ USD vào năm 2015.

Đặc biệt, sau đó chỉ cần 2 năm (giữa tháng 12/2017), tổng giá trị kim ngạch XNK của Việt Nam đã chinh phục mốc 400 tỷ USD. Như vậy tính từ năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay (sau 10 năm), tổng kim ngạch XNK đã tăng gấp 4 lần.

Kim ngạch, Biểu đồ
Sự thay đổi về quy mô XNK của Việt Nam. Biểu đồ: Tổng cục Hải quan.

Cùng với đà tăng trưởng đó, thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng thương mại toàn cầu (theo xếp hạng của WTO) cũng có sự cải thiện rất lớn.

Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50 (năm 2007) lên 26 vào năm 2016; cùng với đó, nhập khẩu tăng lên từ vị trí thứ 41 lên 25.

“Chắc chắn Việt Nam sẽ tiếp tục tăng bậc trong năm 2017”- đại diện Tổng cục Hải quan thông tin.

Cán cân thương mại đảo chiều

Đáng chú ý, cán cân thương mại của nước ta ngày càng được cải thiện. Trong giai đoạn 2006-2010, cán cân thương mại của Việt Nam luôn thâm hụt lớn với mức nhập siêu khoảng 12,5 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn 2011-2015, nhập siêu hàng hóa đã giảm mạnh, chỉ vào khoảng 2 tỷ USD/năm.  Bước sang năm 2016, áp lực nhập siêu đã giảm khi cán cân thương mại của Việt Nam thay đổi lớn khi thặng dư 1,78 tỷ USD và trong 11 tháng của năm 2017 lên tới 3,17 tỷ USD.

Theo Tổng cục Hải quan, thặng dư thương mại đạt được chủ yếu từ hoạt động của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cụ thể, hết tháng 11/2017, khối doanh nghiệp FDI thặng dư 23,85 tỷ USD, trong khi khối các doanh nghiệp có vốn trong nước thâm hụt tới 20,67 tỷ USD.

Trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ thương mại, Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 thị trường Việt Nam đang chịu thâm hụt thương mại lớn. Tuy nhiên, trong 11 tháng năm 2017, thâm hụt thương mại với các thị trường có sự chuyển dịch đáng chú ý khi nhập siêu từ Trung Quốc giảm tới 15,3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng từ Hàn Quốc lại tăng mạnh tới 55,8% và Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường có thâm hụt thương mại lớn nhất của Việt Nam với mức gần 29 tỷ USD (Trung Quốc là 21,6 tỷ USD).

Theo Tổng cục Hải quan, trong số hơn 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu của Việt Nam có 29 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (tính hết tháng 11/2017).

Trong đó có 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD và 5 thị trường nhập khẩu trên 10 tỷ USD.Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 257,4 tỷ USD, tăng tới 25,7% so với cùng kỳ năm trước và là châu lục chiếm tỉ trọng cao nhất (67%) trong tổng kim ngạch XNK cả nước.

Tiếp theo là khu vực châu Mỹ với kim ngạch 62,16 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước; khu vực châu Âu đạt 52,89 tỷ USD, tăng 13,8%; khu vực châu Đại Dương đạt 7,07 tỷ USD, tăng 24,5%; khu vực châu Phi là 6,25 tỷ USD, tăng 27,6%.

Thái Bình

VÌ SAO BỘ Y TẾ CHƯA KẾT NỐI CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA VỚI THIẾT BỊ Y TẾ LOẠI B, C, D?

(HQ Online)- Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế, do khó khăn từ nhiều phía nên cơ quan này vừa phải đề xuất Chính phủ lùi thời hạn cấp và có hiệu lực của thiết bị y tế loại B, C, D sang thời điểm 1/1/2019 thay vì thời điểm ngày 1/1/2018.

Nguyễn Minh Tuấn, y tế

Ông Nguyễn Minh Tuấn.

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế, kết quả lớn nhất mà các cơ sở y tế và doanh nghiệp thu được là gì, thưa ông?

Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo ra khung pháp lý chặt chẽ giúp nhà quản lý, các bệnh viện, cơ sở y tế và các DN nắm rõ các quy định, xác định quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.

Tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP, trang thiết bị y tế được chia thành 4 loại A, B, C và D để quản lý, tùy theo mức độ rủi ro cho người bệnh, cán bộ y tế và cộng đồng mà có biện pháp quản lý cho phù hợp. Sau một thời gian thực hiện, nhiều DN phản hồi về Bộ Y tế cho rằng, Nghị định tạo thuận lợi nhiều mặt, giúp DN rõ cơ chế, quyền và trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, hài hòa với các quy định của quốc tế. Nhất là với việc chuyển đổi sang hình thức cấp số đăng ký lưu hành sản phẩm, với số đăng ký đã được cấp có giá trị trong năm 5 năm, DN có thể chủ động kinh doanh hoặc ủy quyền cho đơn vị đủ điều kiện khác khi đấu thầu cung cấp thiết bị y tế.

Đối với các hãng thiết bị, công ty lớn, quy định tại Nghị định 36/2016-NĐ-CP phù hợp theo thông lệ quốc tế nên tạo sự đồng nhất trong thực hiện cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, DN khi muốn NK sản phẩm vào Việt Nam chỉ cần số đăng ký lưu hành sản phẩm vào thị trường là được NK tự do, không hạn chế số lượng, số lần nhập khẩu và không phải xin phép NK khẩu theo chuyến như hiện nay. Đặc biệt, Nghị định cũng có quy định khuyến khích và có ưu đãi trong vấn đề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sản xuất trong nước cho các DN, cụ thể chính sách về đất, thuế DN, thuế doanh thu…

Việc quản lý thiết bị y tế được thực hiện theo 4 loại A, B, C và D, song hiện việc cấp và có hiệu lực của số lưu hành mới được thực hiện với nhóm A, còn nhóm B, C, D, Bộ Y tế đã có đề xuất Chính phủ lùi thời hạn đến ngày 1/1/2019 thay vì ngày 1/1/2018 như quy định. Đề xuất này vừa được Chính phủ chấp nhận, vậy thời gian 1 năm tới, Bộ Y tế sẽ tiến hành công việc cụ thể ra sao để việc thực hiện được đạt kết quả cao nhất?

Sau hơn 1 năm thực hiện quản lý thiết bị y tế theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP, qua công tác sơ kết thực hiện với hai Sở Y tế có số DN sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế lớn trong cả nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vừa qua cho thấy, các Sở đã triển khai thực hiện tốt công tác quản lý trên địa bàn thông qua việc tiếp nhận và công bố ba (03) thủ tục hành chính được phân quyền, tiếp nhận và xử lý hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với hàng nghìn hồ sơ thiết bị y tế loại A. Đối với trang thiết bị y tế loại B, C, D, Bộ Y tế đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp số đăng ký lưu hành và đang khẩn trương tiến hành các thủ tục để có thể cấp phép lưu hành đối với trang thiết bị y tế này theo quy định có hiệu lực vào ngày 1/1/2018. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc.

Theo đó, việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp phép lưu hành (theo quy định tại Điều 58 của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP) được thực hiện trực tuyến trên giao diện phần mềm và triển khai theo hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, kết nối liên thông theo Cơ chế một cửa quốc gia. Đây cũng là lần đầu tiên thực hiện việc cấp phép lưu hành đối với trang thiết bị y tế theo cơ chế liên thông một cửa quốc gia nên không thể tránh khỏi các lỗi phát sinh cần chỉnh sửa để đáp ứng yêu cầu chuyên môn, làm ảnh hưởng đến tiến độ, thời gian thẩm định hồ sơ cấp đăng ký lưu hành.

Thêm vào đó, hiện Bộ Y tế vẫn chưa thể thực hiện được việc kết nối các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế loại B, C, D trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo như kế hoạch đã thống nhất với Tổng cục Hải quan để đáp ứng yêu cầu mốc thời gian từ ngày 1/1/2018.

Ngoài ra, trong thời gian qua Bộ Y tế cũng nhận được nhiều kiến nghị, đề xuất của đại diện các DN như Hiệp hội Kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCharm) phản ánh các khó khăn không đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ, công chứng tài liệu theo quy định.

Ngày 11/10/2017, Bộ Y tế nhận được Công văn số 310/2017/MOH/EUC- MDDSC của EuroCharm nêu một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và thực hiện đăng ký lưu hành cho trang thiết bị y tế loại B, C, D. Theo đó, nếu chỉ tính riêng số sản phẩm mà 15 Công ty trong nhóm EuroCharm đang thực hiện việc kinh doanh thì đã hơn 40.000 sản phẩm tương ứng với khoảng 4.000 số đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại B, C, D và rất khó có thể hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký lưu hành trong 4 tháng. Sở dĩ như vậy là do chủ sở hữu không thể cung cấp kịp thông tin, tài liệu theo quy định để nộp do số lượng hồ sơ nhiều và yêu cầu giữa các nước có sự khác nhau trên thế giới và nhân lực tại các công ty không đáp ứng được việc chuẩn bị hồ sơ do số lượng hồ sơ lớn và phải dịch tài liệu hướng dẫn sử dụng sang tiếng Việt, chuẩn bị mẫu nhãn, tài liệu pháp lý…

Xuất phát từ các lý do nêu trên, để bảo đảm tính ổn định của thị trường trang thiết bị y tế, không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế và tạo điều kiện để các DN và cơ quan quản lý có đủ thời gian chuẩn bị triển khai việc cấp số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế theo Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia và ứng dụng công nghệ thông tin cấp độ 4, Bộ Y tế thống nhất với đề nghị của các DN nên có đề xuất gửi Chính phủ cho phép lùi thời gian cấp và có hiệu lực của số lưu hành đối với trang thiết bị y tế loại B, C, D đến ngày 1/1/2019 thay vì ngày 1/1/2018 như quy định tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP.

Để thực hiện Nghị quyết 131/NQ-CP của Chính phủ, theo lộ trình đưa ra sẽ còn rất nhiều việc phải làm song với những việc cụ thể mà Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế đang thực hiện một cách quyết liệt, khẩn trương thời gian qua, chúng tôi cho rằng đến thời điểm ngày 1/1/2019 việc cấp số lưu hành với thiết bị y tế loại B, C, D sẽ được thực hiện thông suốt, hỗ trợ tích cực các DN, đảm bảo không để vì lý do này mà thiếu các trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Thời gian qua chủ đề đảm bảo an toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế được nhắc tới nhiều đặc biệt là sau sự cố chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Nhiều người cho rằng điều này có “lỗi” hệ thống, ông có bình luận gì về ý kiến này và để việc sử dụng thiết bị y tế an toàn, Bộ sẽ có giải pháp gì thời gian tới?

Để quản lý trang thiết bị y tế, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ Y tế, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo các bệnh viện trong cả nước nghiêm túc nghiên cứu thực hiện quy định tại Nghị định số 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, trong đó có các điểm, các nội dung quy định rõ vai trò, trách nhiệm các bên liên quan trong quản lý sử dụng trang thiết bị y tế.

Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi UBND và sở y tế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương đề nghị tăng cường kiểm tra công tác quản lý đầu tư khai thác sử dụng trang thiết bị y tế và cũng đã trực tiếp đi kiểm tra tại một số đơn vị, bệnh viện; đồng thời, tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn cho 63 tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc để phổ biến các quy định của pháp luật, chấn chỉnh các hoạt động đầu tư, quản lý khai thác sử dụng trang thiết bị y tế trong phạm vi cả nước.

Với đặc thù lĩnh vực trang thiết bị y tế rất đa dạng, nhiều chủng loại, tính năng công dụng khác nhau và phân cấp cho nhiều cơ quan quản lý nên để đảm bảo an toàn cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các bên liên quan trong các khâu quản lý đầu tư, sử dụng vận hành, kiểm tra hiệu chuẩn… mới có thể làm tốt được. Qua đây cũng cần nhận thức đúng, rõ trách nhiệm trong công tác đảm bảo chất lượng trang thiết bị y tế nói chung và trách nhiệm đảm bảo an toàn trong khai thác sử dụng cho người bệnh.

Thực tế cho thấy an toàn trang thiết bị y tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ngoài yếu tố về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của thiết bị, an toàn cho người bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý tại cơ sở, bệnh viện như: việc ban hành, kiểm tra giám sát và thực hiện các quy chế, quy trình chuyên môn, quản lý chất lượng của từng cơ sở y tế và trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý sử dụng, điều kiện lắp đặt vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị y tế. Nếu mỗi khâu đều làm “tròn vai” thì việc đảm bảo an toàn trang thiết bị y tế sẽ đạt kết quả cao nhất.

Xin cảm ơn ông!

D.Ngân (thực hiện)

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn

Vận tải, Hải Phòng

VẬN TẢI HẢI PHÒNG TRÊN BỜ VỰC PHÁ SẢN

KỲ II: THỊ TRƯỜNG THẢ NỔI VÀ RỦI RO CHÍNH SÁCH

Số đầu xe tăng ồ ạt, tình trạng quá tải tái diễn đã đẩy hàng trăm doanh nghiệp vận tải đến bờ vực phá sản. Hàng nghìn tỷ đồng vốn vay ngân hàng có nguy cơ “một đi không trở lại”.

Kiểm soát tải trọng – giữa đường đứt gánh

Sau một thời gian rầm rộ việc kiểm soát tải trọng, từ giữa năm 2015 tình trạng chở quá tải bắt đầu nhen nhóm trở lại. Kế hoạch 12593 ngày 21/11/2013 giữa Bộ GTVT và Bộ Công an kết thúc vào tháng 6/2016 cũng là lúc tình trạng quá tải thừa cơ bùng phát. Ngày 01/3/2017, lực lượng CSGT đã rút hết khỏi các trạm kiểm soát tải trọng. Các trạm cân hoạt động cầm chừng bởi chỉ riêng lực lượng Thanh tra giao thông, kiểm soát xe quá tải chẳng khác nào “múa tay trong bị”.

Vận tải, Hải Phòng

Xe container nối đuôi nhau trên đường phố Hải Phòng. Ảnh : Trung Thành

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải phòng cho biết, tình trạng xe chở hàng quá tải diễn ra phức tạp trên các tuyến đường. Nhiều phương tiện chở hàng quá tải đi vào đường cấm, trốn vé cầu đường.

“Nhờ” quá tải mà nhu cầu phương tiện chuyên chở giảm đi đáng kể, gần như trở về giai đoạn trước 2014. Điều này đồng nghĩa việc có khoảng 5.000 đầu xe nằm phủ bụi trong các bãi. Thiếu hàng, phí đường bộ cao, giá xăng dầu tăng,… một số doanh nghiệp đã phải đem trả phù hiệu, tem đăng kiểm cho Sở GTVT Hải Phòng để dừng hoạt động xe.

Dang dở trong bài toán kiểm soát tải trọng còn khiến hạ tầng giao thông xuống cấp, tình trạng mất an toàn giao thông gia tăng. Vì thế vừa qua Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng đã phải gửi đơn kêu cứu đến các cấp ngành hữu quan.

Ngân hàng – nạn nhân?  cảm biến đo nước thủy tĩnh 

Thừa xe, thiếu hàng, các doanh nghiệp đưa nhau vào một cuộc cạnh tranh giá cước khốc liệt. Đa số các doanh nghiệp đều phải vay vốn ngân hàng, tài sản thế chấp là xe. Những doanh nghiệp nào năng lực tài chính tốt, vay vốn ít, lay lắt tồn tại. Những doanh nghiệp làm ăn kiểu “tay không bắt giặc” coi như đánh dấu chấm hết.
Nguy cơ phá sản, các doanh nghiệp bán tống bán tháo phương tiện để trả nợ ngân hàng. Một chiếc xe đầu kéo Trung Quốc, lúc cao điểm có giá lên đến 1,2 tỷ đồng chưa kể rơ mooc, nhưng hiện nay bán cũng chưa chắc được nổi 500 triệu cả rơ mooc, chưa kể xe bán chẳng có người mua. Một chủ doanh nghiệp vận tải ước tính, ½ số phương tiện được mua bằng vốn vay, công ty nhỏ thì có thể đến 2/3, thậm chí 100% đầu xe “cắm” trong ngân hàng.

Khi “thượng đế” làm ăn bết bát, ngân hàng tính chuyện xiết nợ. Thế nhưng dẫu có thu về phương tiện thì ngân hàng cũng chỉ bán làm sắt vụn. Bởi giá trị xe lúc này xuống dưới 1/3 giá trị xe thế chấp, chưa kể thị trường xe container lúc này rẻ như cho.

Ông Đặng Thế Phương, PCT Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho rằng để cứu vận tải hàng hóa đường bộ, trước mắt ngân hàng nên chia sẻ với các doanh nghiệp bằng việc giãn nợ; tiếp tục thực hiện việc kiểm soát tải trọng; Nhà nước cần có chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm phí đường bộ,…  bien dong 4-20mA

Vận tải, Hải Phòng

VẬN TẢI HẢI PHÒNG TRÊN BỜ VỰC PHÁ SẢN

KỲ I: MỘT NỬA ĐẦU XE “ĐẮP CHIẾU”

Trong vòng chưa đầy 2 năm, số lượng xe container của Hải Phòng tăng gấp đôi. Cũng chưa đầy 2 năm sau, gần 1/2 trong số đó phải “đắp chiếu”. Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ ở Hải Phòng bên bờ vực phá sản.

TP Hải Phòng là địa phương gần như “độc quyền” loại hình phương tiện đầu kéo sơ mi – rơ mooc (xe chở container) ở miền Bắc.

p/Hiện nay tần suất chỉ chạy 5 – 7 chuyến/tháng, còn lại nằm đắp chiếu cả nửa thời gian

Hiện nay tần suất chỉ chạy 5 – 7 chuyến/tháng, còn lại nằm đắp chiếu cả nửa thời gian

Đầu tư kiểu “mì ăn liền”

Ngày 13/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Các quy định về kiểm soát tải trọng được thắt chặt, thị trường vận tải bắt đầu có nhiều biến động.

Ông Phạm Hùng Dũng, một người làm vận tải lâu năm ở Hải Phòng nhớ lại, trước đây mỗi xe có thể chở đến 50, 60 thậm chí cả trăm tấn hàng thì nay phải giảm xuống chở theo đúng quy định. Tải trọng chở giảm xuống 1/2 – 1/3 khiến thị trường vận tải “cháy” xe. “Chưa khi nào làm vận tải dễ kiếm như lúc đó. Xe chạy hết công suất, giá cước tăng vọt. Mỗi xe sau khi trừ chi phí cũng mang về từ 60 – 90 triệu đồng/tháng, nếu quản lý tốt có thể còn hơn” – ông Dũng chia sẻ.

Các doanh nghiệp lao vào mua sắm phương tiện. Đã xuất hiện phong trào đầu tư kiểu “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Không chỉ doanh nghiệp có nghề mà cả người ngoại đạo cũng đua nhau mua xe gửi vào các doanh nghiệp kinh doanh vận tải kiếm lời.

Thị trường xe ô tô tải nặng vì thế lên cơn sốt. Các dòng xe đầu kéo Mỹ, Nhật, Hàn Quốc tăng giá từ 30 – 60% nhưng vẫn không có xe bán. Riêng thị trường xe Trung Quốc tăng dựng đứng do giá rẻ. Nếu như 1 chiếc xe Dongfeng của Trung Quốc ở thời điểm trước 2014 chỉ có giá khoảng 750 – 800 triệu thì cuối năm 2014 giá được đội lên 1.05 tỷ, có lúc cao hơn. Xe đầu kéo ở Hải Phòng khan đến mức, khách hàng phải đặt cọc tiền trước cả tháng, vài tháng mới được giao xe.

Ông Đặng Thế Phương, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho biết, đỉnh điểm giữa năm 2015, số lượng xe container của Hải Phòng đã tăng gấp đôi so với năm 2013 lên 15.000 xe. Trong khi đó, lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng chỉ tăng trưởng mức 12%/năm.

Giá cước còn 1/2

Lượng xe tăng nhanh, lượng hàng tăng ít khiến thị trường vận tải hàng hóa Hải Phòng nhanh chóng rơi vào khủng hoảng thừa. Tình trạng xe quá tải bắt đầu tái diễn trở lại từ giữa 2015 khiến lượng hàng chia trên đầu xe càng ít đi. Các doanh nghiệp vận tải đối mặt với tình trạng khan hàng. Trước đây, các đầu xe có thể chạy liên tục trong tháng thì nay tần suất chỉ chạy 5 – 7 chuyến/tháng, còn lại nằm đắp chiếu cả nửa thời gian. 
Thiếu nguồn hàng, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt, không từ cả cạnh tranh thiếu lành mạnh. Nếu như hai năm trước, doanh nghiệp vận tải là thượng đế thì hiện nay họ phải cầu cạnh các chủ hàng để… xin việc. Có doanh nghiệp phải ngậm ngùi chia sẻ với chủ hàng phương án chạy không lãi để giữ chỗ. Nếu doanh nghiệp có “lý lịch đẹp”, uy tín thì được chủ hàng để mắt, còn với doanh nghiệp làm ăn manh mún thì “đói” hàng là điều đương nhiên.

Chưa khi nào, giá cước vận tải ở Hải Phòng lại bèo bọt như hiện nay. Giá cước vận tải hiện tại chỉ bằng 1/2 so với thời điểm hoàng kim. Một container hàng đông lạnh 40feet thời điểm cuối 2014 đầu 2015 nếu vận chuyển đi cửa khẩu Tà Lùng hoặc Trà Lĩnh (Cao Bằng) có giá khoảng 28 đến 30 triệu đồng thì nay mức cước này chỉ còn khoảng 15 triệu đồng. Tương tự, cước đi cửa khẩu Móng Cái, lúc cao khoảng 17 triệu/container nay chỉ còn 8 triệu. “Với chi phí như hiện nay, mỗi chuyến hàng chạy đi biên giới Cao Bằng, Lào Cai… nếu suôn sẻ các doanh nghiệp còn thu nhập khoảng 2 triệu đồng/chuyến, cung đường gần và dễ đi như Móng Cái thì chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng/chuyến”, một chủ xe chia sẻ.

“Hòa đã là được. Ở thời điểm khó khăn như hiện nay, nhiều DN chấp nhận chạy hòa hoặc lỗ ít. Bởi nếu không có hàng chạy thì không có tiền trả lương lái xe, chi phí kho bãi, trả lãi ngân hàng,… Đa số các doanh nghiệp vận tải ít, nhiều đều vay vốn ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp lớn, có khách hàng truyền thống còn đỡ, còn các doanh nghiệp nhỏ lẻ khó mà trụ được giai đoạn bĩ cực này”, anh Vũ Hải Phong, doanh nghiệp vận tải DP cho biết.

Không đủ sức chống chọi với cuộc khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp vận tải nhỏ đã phá sản. Ông Nguyễn Hồng Quang, Trưởng phòng quản lý vận tải, Sở GTVT Hải Phòng cho biết, hiện nay lượng xe container của Hải Phòng nhận phù hiệu hoạt động chưa tới 12.000 xe trên tổng số hơn 14.000 xe đăng ký tại Phòng CSGT.

Trung Thành

LẦN ĐẦU TIÊN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÙNG ĐẠT TRÊN 200 TỶ USD

(HQ Online)- Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, lần đầu tiên tổng trị giá kim ngạch xuất khẩunhập khẩu của cả nước cùng đạt mức trên 200 tỷ USD.
Xuất khẩu, Nhập khẩu, kim ngạch
Hàng hóa XNK tại khu vực cảng Hải Phòng. Ảnh: T.Bình.

Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu đạt 204 tỷ USD, trong khi đó tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu đạt gần 201,3 tỷ USD.

Như vậy, so với cùng kỳ 2016, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu tăng thêm khoảng 36 tỷ USD, tương đương tốc độ tăng trưởng gần 21,5%; ở chiều nhập khẩu, con số tăng thêm cũng rất ấn tượng đạt khoảng 35 tỷ USD, tăng gần 21,3%.

Một số thay đổi đáng chú ý trong hoạt động xuất khẩu là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm hàng điện thoại và máy tính.

So với cùng kỳ năm ngoái, mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng thêm 10 tỷ USD, đạt trị giá kim ngạch 43,19 tỷ USD là nhóm hàng có con số tuyệt đối tăng thêm nhiều nhất và cũng là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước.

Trong khi đó, xét về tốc độ tăng trưởng, mặt hàng máy tính là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng lớn nhất với mức tăng 38%, đạt trị giá kim ngạch 24,87 tỷ USD và vượt dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước (dệt máy đứng thứ 3 với 24,744 tỷ USD). Đây là điều gây không ít ngạc nhiên vì cùng kỳ năm ngoái, khoảng cách giữa 2 nhóm hàng này còn rất lớn lên đến hơn 4,5 tỷ USD.

Ngoài 3 nhóm hàng trên, hoạt động xuất khẩu đến 15/12 cũng ghi nhận thông tin đáng chú ý khác khi hàng loạt nhóm hàng chủ lực có kim ngạch vượt kết quả của cả năm 2016 như thủy sản đạt 7,955 tỷ USD, vượt cả năm ngoái hơn 900 triệu USD; rau quả đạt 3,346 tỷ USD, vượt gần 890 triệu USD; hạt điều đạt 3,363 tỷ USD vượt hơn 500 triệu USD…

Như vậy, dù chưa kết thúc năm nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định năm 2017 nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước đã thiết lập được những kỷ lục mới ấn tượng về trị giá kim ngạch.

Với tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu đến 15/12 đạt 405,3 tỷ USD và trị giá trung bình đạt trên dưới 20 tỷ USD/nửa tháng, nhiều khả năng tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu năm 2017 sẽ vượt 420 tỷ USD.

Thái Bình

NHỜ HẢI QUAN HƯỚNG DẪN, DOANH NGHIỆP TRÁNH ĐƯỢC SAI SÓT

(HQ Online)-Ngày 20/12/2017, tại Hội nghị đối thoại bàn tròn giữa doanh nghiệp Nhật Bản với chính chính quyền TP.HCM, lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM cho rằng cơ quan Hải quan đã hướng dẫn, giải đáp tốt các kiến nghị của hiệp hội, giúp các doanh nghiệp tránh được sai sót.

Hướng dẫn, Đối thoại, Tp HCM, Nhật Bản
Quang cảnh hội nghị đối thoại
Đối với các vướng mắc về lĩnh vực Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM đã hướng dẫn, giải đáp ngay và được doanh nghiệp Nhật Bản hài lòng. Trong đó, Cục Hải quan TP.HCM ghi nhận kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản để báo cáo Tổng cục Hải quan khắc phục tình trạng không thống nhất về mã HS khi thông quan hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động XNK. 

Đối với kiến nghị về việc miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT đối với hàng nhập khẩu thuộc dự án ODA, Cục Hải quan TP.HCM đã giải thích, hướng dẫn, đồng thời cung cấp các văn bản pháp lý liên quan trường hợp dự án thực hiện bằng vốn vay ODA thuộc các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

Các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, trong thời gian qua, nhờ cơ quan Hải quan xử lý tốt kiến nghị cung cấp danh mục cấm nhập khẩu đã giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt trong khai báo hải quan, giảm các trường hợp bị xử lý không hợp lý. Về lệ phí không chính thức khi thông quan, doanh nghiệp Nhật Bản nhận thấy đã được cải thiện rất nhiều. 

Lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM khẳng định khi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có văn bản gửi, cơ quan Hải quan đều trả lời bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.

Tại hội nghị đối thoại, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, Nhật Bản hiện là thị trường XNK lớn thứ ba của TP.HCM và là nhà đầu tư lớn thứ sáu tại thành phố với 1.110 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt 3,95 tỷ USD. Ông tin tưởng với các hoạt động và nỗ lực cải tiến môi trường đầu tư mà thành phố đã, đang và sẽ thực hiện, quan hệ kinh tế TP.HCM – Nhật Bản sẽ được tăng cường và số lượng các nhà đầu tư Nhật Bản mở rộng sản xuất, hoạt động thành công tại thành phố sẽ nhiều hơn nữa.

Xung quanh hội nghị bàn tròn có 50 câu hỏi iên quan của 4 nhóm vấn đề gồm: 25 nội dung về lĩnh vực môi trường – đời sống, 12 nội dung về lĩnh vực pháp luật lao động, 6 nội dung về lĩnh vực thuế và 7 nội dung về lĩnh vực hải quan đã được ghi nhận và giải đáp.

Lê Thu

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn

BACK TO TOP