CÁC NHÓM HÀNG PHẢI LÀM THỦ TỤC TẠI CỬA KHẨU NHẬP LÀ HÀNG CÓ RỦI RO CAO

(HQ Online)- Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 ban hành Danh mục hàng hóa NK phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập bao gồm 17 nhóm mặt hàng nhạy cảm có rủi ro cao trong quản lý (như quản lý thuế, quản lý chuyên ngành, ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, môi trường…) cần tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu. Quy định mới này sẽ khiến cho việc làm thủ tục hải quan của các DN thay đổi như thế nào?

Hoạt động XNK hàng hóa tại cảng Đà Nẵng. Ảnh: N.Linh.

Đảm bảo công tác quản lý

Theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan thì địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan Hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. Trong đó: Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở cục hải quan, trụ sở chi cục hải quan; Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm: (a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, NK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, NK hàng hóa được thành lập trong nội địa; (b) Trụ sở Chi cục Hải quan; (c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; (d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm; (đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ; (e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ; (g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, trong thời gian qua, trừ một số trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành được quy định phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập theo luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thì DN được lựa chọn địa điểm để làm thủ tục hải quan phù hợp với quy định tại Điều 22 nêu trên. Về cơ bản, các Luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn không quy định về cửa khẩu phải làm thủ tục NK, trừ những trường hợp sau: Một là, Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định rượu chỉ được NK vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế (Nghị định 94/2012/NĐ-CP được ban hành căn cứ  Luật Thương mại và Luật An toàn thực phẩm). Hai là, Thông tư số 19/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA hướng dẫn việc NK ô tô chở người dưới 16 chỗ đã qua sử dụng theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Ô tô đã qua sử dụng chỉ được NK về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Thủ tục hải quan được thực hiện tại cửa khẩu NK”. Ba là, Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BCT-BGTVT-BTC của liên Bộ Công Thương, Giao thông vận tải và Tài chính quy định: “Ô tô chở người chỉ được NK về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân-Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Thủ tục hải quan được thực hiện tại cửa khẩu NK”. Bốn là, Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30/12/2013 của Bộ Công Thương quy định NK thuốc lá điếu, xì gà quy định: “Thuốc lá điếu, xì gà chỉ được phép NK vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế”.

Riêng đối với mặt hàng phế liệu thì Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất quy định thủ tục kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường, kiểm tra thực tế lô hàng phế liệu NK để thông quan được thực hiện tại cơ quan Hải quan cửa khẩu nhập, không quy định về địa điểm NK phế liệu.

17 nhóm hàng trọng điểm

Ngày 21/1/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, theo đó tại khoản 2 Điều 4 quy định: “Căn cứ tình hình xuất khẩu, NK trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa NK phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập”. Căn cứ Luật Hải quan năm 2014, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP dẫn trên, Bộ Tài chính đã báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 ban hành Danh mục hàng hóa NK phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, bao gồm 17 nhóm mặt hàng nhạy cảm có rủi ro cao trong quản lý (như quản lý thuế, quản lý chuyên ngành, ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, môi trường…) cần tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu.

Các hàng hóa này bao gồm: (1) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; (2) Rượu; (3) Bia; (4) Xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi; (5) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; (6) Tàu bay, du thuyền; (7) Xăng các loại;  (8) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; (9) Bài lá; (10) Vàng mã, hàng mã; (11) Hàng hóa phải kiểm dịch động vật theo Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định; (12) Hàng hóa phải kiểm dịch thủy sản theo Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định; (13) Hàng hóa phải kiểm dịch thực vật theo Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định; (14) Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ theo Danh mục do Bộ Công Thương quy định; (15) Hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng theo Danh mục do Bộ Công Thương quy định; (16) Phế liệu theo Danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định; (17) Hàng hóa áp dụng biện pháp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp theo quy định của Bộ Công Thương.

Đối với hàng hóa thuộc các nhóm hàng từ (1) đến (10) tại Danh mục được ban hành chi tiết tên hàng kèm theo mã số HS. Đối với hàng hóa thuộc các nhóm hàng từ (11) đến (17) áp dụng mã số HS theo Danh mục do Thủ tướng Chính phủ và các Bộ quản lý chuyên ngành công bố, ban hành.

Quyết định cũng đã quy định rõ trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại (thuộc Danh mục và không thuộc Danh mục), chung vận đơn thì phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.

Tuy nhiên, với mục đích nhằm khuyến khích DN phát triển sản xuất và tạo thuận lợi đối với một số trường hợp hàng hóa NK vì mục đích đặc biệt, Quyết định cũng đã quy định hàng hóa NK thuộc Danh mục được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc tại các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu nhập trong các trường hợp sau:

Một là, thiết bị, máy móc, vật tư NK để xây dựng nhà máy, công trình được làm thủ tục hải quan tại cơ quan Hải quan nơi có nhà máy, công trình hoặc kho của nhà máy, công trình. Hai là, nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc, linh kiện, phụ tùng để phục vụ gia công, sản xuất được làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất. Ba là, hàng hoá tạm nhập để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm được làm thủ tục hải quan tại cơ quan Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm. Bốn là, hàng hoá NK vào cửa hàng miễn thuế được làm thủ tục hải quan tại cơ quan Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế. Năm là, hàng hoá NK vào khu phi thuế quan được làm thủ tục hải quan tại cơ quan Hải quan quản lý khu phi thuế quan. Sáu là, hàng hóa NK phục vụ yêu cầu cứu trợ khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Hải quan được đưa về địa điểm nơi xảy ra thiên tai, dịch bệnh hoặc yêu cầu cứu trợ khẩn cấp. Bảy là, hàng hóa chuyên dùng NK phục vụ an ninh quốc phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Hải quan được làm thủ tục hải quan tại cơ quan Hải quan theo đề nghị của người khai hải quan. Tám là, xăng được đưa từ kho ngoại quan đến các địa điểm làm thủ tục hải quan nơi thương nhân có hệ thống kho xăng dầu. Chín là, hàng hóa NK đóng chung container đưa về địa điểm thu gom hàng lẻ được làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ. Mười là, các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan tăng cường kiểm soát đối với các hàng hóa NK có rủi ro cao trong quản lý, đảm bảo yêu cầu về quản lý thuế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chất lượng hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa NK phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2017.

Lê Nguyễn Việt Hà (Phó Trưởng Phòng Giám quản 1-Cục GSQL về hải quan)

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/

LẦN ĐẦU TIÊN CÓ 9 NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU “TỶ USD” TRONG QUÝ I

(HQ Online)- Lần đầu tiên kết thúc quý I cả nước có 9 nhóm hàng đạt trị giá kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 1 nhóm hàng so với cùng kỳ 2016.
Biều đồ trị giá kim ngạch 9 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đến hết quý I, đơn vị tính “tỷ USD”. Biểu đồ: T.Bình.
Thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhóm hàng mới nhất đạt trị giá kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên qua 3 tháng đầu năm là mặt hàng cà phê. Hết quý I, nhóm hàng này đạt trị giá kim ngạch 1,029 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số 9 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” điện thoại vẫn là nhóm hàng dẫn đầu với trị giá kim ngạch đạt 7,774 tỷ USD. Nhưng đây cũng là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực duy nhất có mức tăng trưởng âm với mức giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu lớn khác của nước ta đều có mức tăng trường cao 2 con số so với cùng kỳ năm 2016.

Đáng chú ý, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có mức tăng trưởng cao nhất lên đến 47,8% (tương đương con số tuyệt đối 1,786 tỷ USD), kéo theo trị giá kim ngạch trong quý I đạt 5,519 tỷ USD.

Dù vẫn đứng thứ ba cả nước về xuất khẩu, nhưng khoảng cách giữa nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với mặt hàng đứng kế trên là dệt may đã được thu hẹp đáng kể chỉ còn 104 triệu USD (trong khi đó sự chênh lệch của quý I/2016 lên đến 1,377 tỷ USD).

Với tổng trị giá kim ngạch đạt 30,972 tỷ USD, 9 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đóng góp tới gần 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.

Nhìn vào kết quả xuất khẩu quý I vừa qua có thể thấy, hoạt động kinh tế quan trọng này của nước ta đang có những chuyển biến tích cực với nhiều khởi sắc.

Đó là, nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng cao; đồng thời hoạt động xuất khẩu không còn bị phụ thuộc lớn vào một số ít nhóm hàng như điện thoại hay dệt may như những năm trước.

Một tín hiệu lạc quan khác là sự xuất hiện ngày càng nhiều, càng rõ nét và đóng góp quan trọng của những nhóm hàng công nghiệp công nghệ cao như: Điện thoại; máy vi tính, sản phẩm điện tử; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; máy ảnh, máy quay phim…

Theo Tổng cục Hải quan, hết quý I, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 44,638 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2016.

 

Thái Bình

NHỮNG NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH QUÝ I/2017

(HQ Online)- Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong quý I/2017 đạt gần 31,76 tỷ USD, chiếm 71,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất, tuy nhiên giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước, còn lại hầu hết các nhóm hàng trong 10 nhóm hàng lớn nhất đều đạt mức tăng trưởng dương.

 

 

10 Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất quý I năm 2017 so với cùng kỳ 2016

Điện thoại các loại và linh kiện: Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 3/2016 đạt 3,09 tỷ USD, tăng 31% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 lên 7,77 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 3 tháng qua bao gồm: EU với 2,38 tỷ USD, giảm gần 6,1% và chiếm 30,6% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất: gần 901 triệu USD, giảm 19,9%; Hàn Quốc: 755 triệu USD, tăng 32,8%; Hoa Kỳ: 620 triệu USD, giảm 43%… so với cùng kỳ năm 2016.

Hàng dệt may: Xuất khẩu trong tháng đạt 2,1 tỷ USD, tăng mạnh 51,6% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 lên 5,62 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,72 tỷ USD, tăng 8,1 %; sang EU đạt 733 triệu USD, tăng 6,6%; sang Nhật Bản đạt 715 triệu USD, tăng 12,4% và sang Hàn Quốc: 617 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 3/2017 đạt mức cao nhất từ trước tới nay với kim ngạch là 2,19 tỷ USD, tăng 27,5% so với tháng trước. Qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của 3 tháng lên 5,52 tỷ USD, tăng cao 47,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong 3 tháng qua với kim ngạch đạt 1,37 tỷ USD, tăng cao 123,5%; tiếp theo là EU: 1,04 tỷ USD, tăng 12,3%. Tính riêng xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm đến 44% tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước.

Giầy dép các loại: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt hơn 1,09 tỷ USD, tăng 26,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 11,9% so với tháng trước.

Các thị trường nhập khẩu giầy dép các loại của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ với 1,07 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) đạt 988 triệu USD, tăng 9,9%; thị trường Trung Quốc đạt 240 triệu USD, tăng 28,5%;…

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng gần 1,13 tỷ USD, tăng 24,3% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả quý là gần 2,91 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ với 602 triệu USD, tăng 26,7%; thị trường Nhật Bản đạt 402 triệu USD, tăng 14,5%; thị trường Trung Quốc với 370 triệu USD, tăng 85,6%;…

Hàng nông sản (bao gồm các nhóm hàng: hàng rau quả; hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn): Xuất khẩu hàng nông sản trong tháng 3/2017 đạt 1,59 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản trong quý I/2017 đạt 3,94 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: Thị trường Trung Quốc với 1,47 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) với 748 triệu USD, tăng 24,8%; thị trường Hoa Kỳ với 457 triệu USD, tăng 23,5%; thị trường ASEAN với 371 triệu USD, giảm 17,5%; thị trường Nhật Bản với 92 triệu USD, tăng 17%; thị trường Hàn Quốc với 86 triệu USD, tăng 52%;…

Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng đạt 280 triệu USD, tăng 49,5% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu quý I/2017 đạt 701 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hạt điều trong tháng đạt được mức tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá, với 24 nghìn tấn, trị giá 230 triệu USD, tăng 80,1% về lượng và 88% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt 56 nghìn tấn, trị giá 515 triệu USD, giảm 4,6% về lượng nhưng tăng 16,9% về trị giá.

Xuất khẩu cà phê trong tháng đạt 168 nghìn tấn, trị giá 382 triệu USD; tăng 14,8% về lượng và 15,1% về trị giá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng/2017 đạt 454 nghìn tấn, trị giá gần 1,03 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng, tuy nhiên lại tăng 27,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Gạo xuất khẩu trong tháng đạt 551 nghìn tấn, trị giá 251 triệu USD, tăng 38,8% về lượng và 47,2% về trị giá so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu gạo 3 tháng/2017 đạt 1,29 triệu tấn, trị giá 565 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Cao su trong tháng xuất khẩu được 66 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD, giảm 26,8% về lượng và 27,9% về trị giá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong quý I của nhóm hàng này đạt 250 nghìn tấn, trị giá 511 triệu USD, tăng 6,7% về lượng tuy nhiên tăng 90,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 3/2017 đạt 603 triệu USD, tăng 41,6% tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 lên 1,51 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 3, hàng thủy sản của Việt Nam tăng trưởng ở hầu hết các thị trường chính trừ thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể, xuất sang Nhật Bản: 253 triệu USD, tăng 29,3%; Hoa Kỳ: 251 triệu USD, giảm 14,4%, sang Liên minh Châu Âu (EU): 249 triệu USD, tăng 2,3%; Trung Quốc: 144 triệu USD tăng 20,9% và Hàn Quốc: 141 triệu USD, tăng 26,4%…

Dầu thô: Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 470 nghìn  tấn, giảm 11,8%, trị giá là 181 triệu USD, giảm 18,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3/2017, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 1,52 triệu tấn, giảm 16,2% và kim ngạch đạt 637 triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước.

Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 704 nghìn tấn, giảm 39,8%; sang Nhật Bản: 237 nghìn tấn, tăng 206,9%; sang Sing-ga-po: 193 nghìn tấn (cùng kỳ năm 2016 không có lô dầu thô nào được xuất sang quốc gia này)…

Than đá: Xuất khẩu than đá của Việt Nam trong tháng 3/2017 đạt 194 nghìn tấn, tăng 45,2% so với tháng trước, trị giá đạt 30 triệu USD, tăng 31,8%. Trong 3 tháng đầu năm 2017, lượng than đá xuất khẩu là 401 nghìn tấn, tăng 5,1 lần và  đạt trị giá đạt gần 65 triệu USD, tăng 12 lần so với cùng kỳ năm 2016 .

Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất tiêu thụ than đá của Việt Nam với hơn 5 triệu tấn, tăng 4% và chiếm tới 80% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Hà Nhi

NHỮNG NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH QUÝ I/2017

(HQ Online)- Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong quý I/2017 đạt gần 31,76 tỷ USD, chiếm 71,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng lớn nhất, tuy nhiên giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước, còn lại hầu hết các nhóm hàng trong 10 nhóm hàng lớn nhất đều đạt mức tăng trưởng dương.

 

 

10 Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất quý I năm 2017 so với cùng kỳ 2016

Điện thoại các loại và linh kiện: Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 3/2016 đạt 3,09 tỷ USD, tăng 31% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 lên 7,77 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 3 tháng qua bao gồm: EU với 2,38 tỷ USD, giảm gần 6,1% và chiếm 30,6% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất: gần 901 triệu USD, giảm 19,9%; Hàn Quốc: 755 triệu USD, tăng 32,8%; Hoa Kỳ: 620 triệu USD, giảm 43%… so với cùng kỳ năm 2016.

Hàng dệt may: Xuất khẩu trong tháng đạt 2,1 tỷ USD, tăng mạnh 51,6% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 lên 5,62 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,72 tỷ USD, tăng 8,1 %; sang EU đạt 733 triệu USD, tăng 6,6%; sang Nhật Bản đạt 715 triệu USD, tăng 12,4% và sang Hàn Quốc: 617 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 3/2017 đạt mức cao nhất từ trước tới nay với kim ngạch là 2,19 tỷ USD, tăng 27,5% so với tháng trước. Qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của 3 tháng lên 5,52 tỷ USD, tăng cao 47,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong 3 tháng qua với kim ngạch đạt 1,37 tỷ USD, tăng cao 123,5%; tiếp theo là EU: 1,04 tỷ USD, tăng 12,3%. Tính riêng xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm đến 44% tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước.

Giầy dép các loại: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt hơn 1,09 tỷ USD, tăng 26,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 11,9% so với tháng trước.

Các thị trường nhập khẩu giầy dép các loại của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ với 1,07 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) đạt 988 triệu USD, tăng 9,9%; thị trường Trung Quốc đạt 240 triệu USD, tăng 28,5%;…

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng gần 1,13 tỷ USD, tăng 24,3% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả quý là gần 2,91 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hoa Kỳ với 602 triệu USD, tăng 26,7%; thị trường Nhật Bản đạt 402 triệu USD, tăng 14,5%; thị trường Trung Quốc với 370 triệu USD, tăng 85,6%;…

Hàng nông sản (bao gồm các nhóm hàng: hàng rau quả; hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn): Xuất khẩu hàng nông sản trong tháng 3/2017 đạt 1,59 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản trong quý I/2017 đạt 3,94 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: Thị trường Trung Quốc với 1,47 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) với 748 triệu USD, tăng 24,8%; thị trường Hoa Kỳ với 457 triệu USD, tăng 23,5%; thị trường ASEAN với 371 triệu USD, giảm 17,5%; thị trường Nhật Bản với 92 triệu USD, tăng 17%; thị trường Hàn Quốc với 86 triệu USD, tăng 52%;…

Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng đạt 280 triệu USD, tăng 49,5% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu quý I/2017 đạt 701 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hạt điều trong tháng đạt được mức tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá, với 24 nghìn tấn, trị giá 230 triệu USD, tăng 80,1% về lượng và 88% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong quý I/2017 đạt 56 nghìn tấn, trị giá 515 triệu USD, giảm 4,6% về lượng nhưng tăng 16,9% về trị giá.

Xuất khẩu cà phê trong tháng đạt 168 nghìn tấn, trị giá 382 triệu USD; tăng 14,8% về lượng và 15,1% về trị giá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng/2017 đạt 454 nghìn tấn, trị giá gần 1,03 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng, tuy nhiên lại tăng 27,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Gạo xuất khẩu trong tháng đạt 551 nghìn tấn, trị giá 251 triệu USD, tăng 38,8% về lượng và 47,2% về trị giá so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu gạo 3 tháng/2017 đạt 1,29 triệu tấn, trị giá 565 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Cao su trong tháng xuất khẩu được 66 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD, giảm 26,8% về lượng và 27,9% về trị giá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong quý I của nhóm hàng này đạt 250 nghìn tấn, trị giá 511 triệu USD, tăng 6,7% về lượng tuy nhiên tăng 90,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 3/2017 đạt 603 triệu USD, tăng 41,6% tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2017 lên 1,51 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 3, hàng thủy sản của Việt Nam tăng trưởng ở hầu hết các thị trường chính trừ thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể, xuất sang Nhật Bản: 253 triệu USD, tăng 29,3%; Hoa Kỳ: 251 triệu USD, giảm 14,4%, sang Liên minh Châu Âu (EU): 249 triệu USD, tăng 2,3%; Trung Quốc: 144 triệu USD tăng 20,9% và Hàn Quốc: 141 triệu USD, tăng 26,4%…

Dầu thô: Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 470 nghìn  tấn, giảm 11,8%, trị giá là 181 triệu USD, giảm 18,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3/2017, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 1,52 triệu tấn, giảm 16,2% và kim ngạch đạt 637 triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước.

Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc: 704 nghìn tấn, giảm 39,8%; sang Nhật Bản: 237 nghìn tấn, tăng 206,9%; sang Sing-ga-po: 193 nghìn tấn (cùng kỳ năm 2016 không có lô dầu thô nào được xuất sang quốc gia này)…

Than đá: Xuất khẩu than đá của Việt Nam trong tháng 3/2017 đạt 194 nghìn tấn, tăng 45,2% so với tháng trước, trị giá đạt 30 triệu USD, tăng 31,8%. Trong 3 tháng đầu năm 2017, lượng than đá xuất khẩu là 401 nghìn tấn, tăng 5,1 lần và  đạt trị giá đạt gần 65 triệu USD, tăng 12 lần so với cùng kỳ năm 2016 .

Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất tiêu thụ than đá của Việt Nam với hơn 5 triệu tấn, tăng 4% và chiếm tới 80% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Hà Nhi

4 NHÓM PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ PHẢI DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

(HQ Online)- Thủ tướng Chính phủ vừa quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

Có 4 nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu. Ảnh: H.Dịu

Theo đó, có 4 nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Thứ nhất là nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ. Thứ hai là nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay. Thứ ba là nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện. Cuối cùng là nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.

Về lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng, đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nhiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện. Thực thiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31/12/2019 và bắt buộc từ ngày 1/1/2020 đối với sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.

Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại. Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in. Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31/12/2019 và bắt buộc từ ngày 1/1/2020 đối với máy tính xách tay.

Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới): Thực hiện dãn nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống. Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31/12/2017; đối với xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31/12/2019. Từ ngày 1/1/2018 thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ và đối với xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 1/1/2020.

Nhà nước khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc quy định trên.

Hương Dịu

NHỮNG NHÓM HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH THÁNG 2/2017

(HQ Online)- Nhập khẩu hàng hóa trong 2 tháng/2017 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016 với mức tăng 23,3%. Trong đó, 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất đạt hơn 18,22 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 64,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam tháng 2/2017

Hàng hóa có tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất vẫn là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 17,1%; đứng thứ 2 là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kện với tỷ trọng 16,3%; điện thoại và linh kiện các loại chiếm tỷ trọng 6,3%; …

Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2017 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, trong tháng 2/2017 cả nước nhập khẩu trên 2,51 tỷ USD, tăng 7,5% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2017 đạt gần 4,82 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác trong 2 tháng/2017 chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với gần 1,5 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm truóc; nhập khẩu từ Hàn Quốc với hơn 1,31 tỷ USD, tăng 83,5%; nhập khẩu  từ Nhật Bản đạt 676 triệu USD, tăng 15,5%; …

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trong 2 tháng/2017 tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, trong tháng 2/2017 cả nước nhập khẩu nhóm hàng này trị giá gần 2,49 tỷ USD, tăng 16,9% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu 2 tháng/2017 lên hơn 4,61 tỷ USD.

Trong 2 tháng /2017 nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc với hơn 1,52 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước; từ Trung Quốc với 983 triệu USD, tăng 29,6%; từ Đài Loan với 492 triệu USD, tăng 15,6%; …

Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 955 triệu USD, tăng 14,5% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2017 đạt hơn 1,79 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Điện thoại các loại và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với gần 1,01 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 583 triệu USD, tăng 26%; …

Sắt thép các loại: Trong 2 tháng/2017 nhập khẩu nhóm hàng này tăng 49,3% về trị giá, tuy nhiên chỉ tăng 0,2% về lượng so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, nhập khẩu sắt thép trong tháng 2 đạt hơn 1,51 triệu tấn, trị giá 832 triệu USD, tăng 22,9% về lượng và 25,3% về trị giá so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại 2 tháng/2017 đạt gần 2,74 triệu tấn, trị giá hơn 1,49 tỷ USD.

Sắt thép các loại trong 2 tháng/2017 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với hơn 1,53 triệu tấn, trị giá 786 triệu USD, tăng 7,6% về lượng và 61,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; từ Hàn Quốc với 304 nghìn tấn, trị giá 202 triệu USD, tăng 17,8% về lượng và tăng  57,3%; từ Nhật Bản với 334 nghìn tấn, trị giá 197 triệu USD, giảm 1,2% về lượng và 36,8% về trị giá; …

Vải các loại: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 692 triệu USD, tăng 4,5% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2017 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2016.

 Vải các loại chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với 671 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước;  Hàn Quốc với 276 triệu USD, tăng 11,3%; từ Đài Loan với 198 triệu USD, tăng 2,4%; …

Chất dẻo nguyên liệu: Nhập khẩu trong tháng của nhóm hàng này đạt 404 nghìn tấn, trị giá 586 triệu USD, tăng 31,3% về lượng và 30,9% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu trong 2 tháng/2017 của nhóm hàng này đạt 712 nghìn tấn, trị giá hơn 1,03 tỷ USD, tăng 23,7% về lượng và tăng 33,7% về trị giá so cùng kỳ năm trước.

Hà Nhi