Thẻ: <span>phá sản</span>

Vận tải, Hải Phòng

VẬN TẢI HẢI PHÒNG TRÊN BỜ VỰC PHÁ SẢN

KỲ II: THỊ TRƯỜNG THẢ NỔI VÀ RỦI RO CHÍNH SÁCH

Số đầu xe tăng ồ ạt, tình trạng quá tải tái diễn đã đẩy hàng trăm doanh nghiệp vận tải đến bờ vực phá sản. Hàng nghìn tỷ đồng vốn vay ngân hàng có nguy cơ “một đi không trở lại”.

Kiểm soát tải trọng – giữa đường đứt gánh

Sau một thời gian rầm rộ việc kiểm soát tải trọng, từ giữa năm 2015 tình trạng chở quá tải bắt đầu nhen nhóm trở lại. Kế hoạch 12593 ngày 21/11/2013 giữa Bộ GTVT và Bộ Công an kết thúc vào tháng 6/2016 cũng là lúc tình trạng quá tải thừa cơ bùng phát. Ngày 01/3/2017, lực lượng CSGT đã rút hết khỏi các trạm kiểm soát tải trọng. Các trạm cân hoạt động cầm chừng bởi chỉ riêng lực lượng Thanh tra giao thông, kiểm soát xe quá tải chẳng khác nào “múa tay trong bị”.

Vận tải, Hải Phòng

Xe container nối đuôi nhau trên đường phố Hải Phòng. Ảnh : Trung Thành

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải phòng cho biết, tình trạng xe chở hàng quá tải diễn ra phức tạp trên các tuyến đường. Nhiều phương tiện chở hàng quá tải đi vào đường cấm, trốn vé cầu đường.

“Nhờ” quá tải mà nhu cầu phương tiện chuyên chở giảm đi đáng kể, gần như trở về giai đoạn trước 2014. Điều này đồng nghĩa việc có khoảng 5.000 đầu xe nằm phủ bụi trong các bãi. Thiếu hàng, phí đường bộ cao, giá xăng dầu tăng,… một số doanh nghiệp đã phải đem trả phù hiệu, tem đăng kiểm cho Sở GTVT Hải Phòng để dừng hoạt động xe.

Dang dở trong bài toán kiểm soát tải trọng còn khiến hạ tầng giao thông xuống cấp, tình trạng mất an toàn giao thông gia tăng. Vì thế vừa qua Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng đã phải gửi đơn kêu cứu đến các cấp ngành hữu quan.

Ngân hàng – nạn nhân?  cảm biến đo nước thủy tĩnh 

Thừa xe, thiếu hàng, các doanh nghiệp đưa nhau vào một cuộc cạnh tranh giá cước khốc liệt. Đa số các doanh nghiệp đều phải vay vốn ngân hàng, tài sản thế chấp là xe. Những doanh nghiệp nào năng lực tài chính tốt, vay vốn ít, lay lắt tồn tại. Những doanh nghiệp làm ăn kiểu “tay không bắt giặc” coi như đánh dấu chấm hết.
Nguy cơ phá sản, các doanh nghiệp bán tống bán tháo phương tiện để trả nợ ngân hàng. Một chiếc xe đầu kéo Trung Quốc, lúc cao điểm có giá lên đến 1,2 tỷ đồng chưa kể rơ mooc, nhưng hiện nay bán cũng chưa chắc được nổi 500 triệu cả rơ mooc, chưa kể xe bán chẳng có người mua. Một chủ doanh nghiệp vận tải ước tính, ½ số phương tiện được mua bằng vốn vay, công ty nhỏ thì có thể đến 2/3, thậm chí 100% đầu xe “cắm” trong ngân hàng.

Khi “thượng đế” làm ăn bết bát, ngân hàng tính chuyện xiết nợ. Thế nhưng dẫu có thu về phương tiện thì ngân hàng cũng chỉ bán làm sắt vụn. Bởi giá trị xe lúc này xuống dưới 1/3 giá trị xe thế chấp, chưa kể thị trường xe container lúc này rẻ như cho.

Ông Đặng Thế Phương, PCT Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho rằng để cứu vận tải hàng hóa đường bộ, trước mắt ngân hàng nên chia sẻ với các doanh nghiệp bằng việc giãn nợ; tiếp tục thực hiện việc kiểm soát tải trọng; Nhà nước cần có chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm phí đường bộ,…  bien dong 4-20mA

Vận tải, Hải Phòng

VẬN TẢI HẢI PHÒNG TRÊN BỜ VỰC PHÁ SẢN

KỲ I: MỘT NỬA ĐẦU XE “ĐẮP CHIẾU”

Trong vòng chưa đầy 2 năm, số lượng xe container của Hải Phòng tăng gấp đôi. Cũng chưa đầy 2 năm sau, gần 1/2 trong số đó phải “đắp chiếu”. Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ ở Hải Phòng bên bờ vực phá sản.

TP Hải Phòng là địa phương gần như “độc quyền” loại hình phương tiện đầu kéo sơ mi – rơ mooc (xe chở container) ở miền Bắc.

p/Hiện nay tần suất chỉ chạy 5 – 7 chuyến/tháng, còn lại nằm đắp chiếu cả nửa thời gian

Hiện nay tần suất chỉ chạy 5 – 7 chuyến/tháng, còn lại nằm đắp chiếu cả nửa thời gian

Đầu tư kiểu “mì ăn liền”

Ngày 13/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Các quy định về kiểm soát tải trọng được thắt chặt, thị trường vận tải bắt đầu có nhiều biến động.

Ông Phạm Hùng Dũng, một người làm vận tải lâu năm ở Hải Phòng nhớ lại, trước đây mỗi xe có thể chở đến 50, 60 thậm chí cả trăm tấn hàng thì nay phải giảm xuống chở theo đúng quy định. Tải trọng chở giảm xuống 1/2 – 1/3 khiến thị trường vận tải “cháy” xe. “Chưa khi nào làm vận tải dễ kiếm như lúc đó. Xe chạy hết công suất, giá cước tăng vọt. Mỗi xe sau khi trừ chi phí cũng mang về từ 60 – 90 triệu đồng/tháng, nếu quản lý tốt có thể còn hơn” – ông Dũng chia sẻ.

Các doanh nghiệp lao vào mua sắm phương tiện. Đã xuất hiện phong trào đầu tư kiểu “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Không chỉ doanh nghiệp có nghề mà cả người ngoại đạo cũng đua nhau mua xe gửi vào các doanh nghiệp kinh doanh vận tải kiếm lời.

Thị trường xe ô tô tải nặng vì thế lên cơn sốt. Các dòng xe đầu kéo Mỹ, Nhật, Hàn Quốc tăng giá từ 30 – 60% nhưng vẫn không có xe bán. Riêng thị trường xe Trung Quốc tăng dựng đứng do giá rẻ. Nếu như 1 chiếc xe Dongfeng của Trung Quốc ở thời điểm trước 2014 chỉ có giá khoảng 750 – 800 triệu thì cuối năm 2014 giá được đội lên 1.05 tỷ, có lúc cao hơn. Xe đầu kéo ở Hải Phòng khan đến mức, khách hàng phải đặt cọc tiền trước cả tháng, vài tháng mới được giao xe.

Ông Đặng Thế Phương, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho biết, đỉnh điểm giữa năm 2015, số lượng xe container của Hải Phòng đã tăng gấp đôi so với năm 2013 lên 15.000 xe. Trong khi đó, lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng chỉ tăng trưởng mức 12%/năm.

Giá cước còn 1/2

Lượng xe tăng nhanh, lượng hàng tăng ít khiến thị trường vận tải hàng hóa Hải Phòng nhanh chóng rơi vào khủng hoảng thừa. Tình trạng xe quá tải bắt đầu tái diễn trở lại từ giữa 2015 khiến lượng hàng chia trên đầu xe càng ít đi. Các doanh nghiệp vận tải đối mặt với tình trạng khan hàng. Trước đây, các đầu xe có thể chạy liên tục trong tháng thì nay tần suất chỉ chạy 5 – 7 chuyến/tháng, còn lại nằm đắp chiếu cả nửa thời gian. 
Thiếu nguồn hàng, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt, không từ cả cạnh tranh thiếu lành mạnh. Nếu như hai năm trước, doanh nghiệp vận tải là thượng đế thì hiện nay họ phải cầu cạnh các chủ hàng để… xin việc. Có doanh nghiệp phải ngậm ngùi chia sẻ với chủ hàng phương án chạy không lãi để giữ chỗ. Nếu doanh nghiệp có “lý lịch đẹp”, uy tín thì được chủ hàng để mắt, còn với doanh nghiệp làm ăn manh mún thì “đói” hàng là điều đương nhiên.

Chưa khi nào, giá cước vận tải ở Hải Phòng lại bèo bọt như hiện nay. Giá cước vận tải hiện tại chỉ bằng 1/2 so với thời điểm hoàng kim. Một container hàng đông lạnh 40feet thời điểm cuối 2014 đầu 2015 nếu vận chuyển đi cửa khẩu Tà Lùng hoặc Trà Lĩnh (Cao Bằng) có giá khoảng 28 đến 30 triệu đồng thì nay mức cước này chỉ còn khoảng 15 triệu đồng. Tương tự, cước đi cửa khẩu Móng Cái, lúc cao khoảng 17 triệu/container nay chỉ còn 8 triệu. “Với chi phí như hiện nay, mỗi chuyến hàng chạy đi biên giới Cao Bằng, Lào Cai… nếu suôn sẻ các doanh nghiệp còn thu nhập khoảng 2 triệu đồng/chuyến, cung đường gần và dễ đi như Móng Cái thì chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng/chuyến”, một chủ xe chia sẻ.

“Hòa đã là được. Ở thời điểm khó khăn như hiện nay, nhiều DN chấp nhận chạy hòa hoặc lỗ ít. Bởi nếu không có hàng chạy thì không có tiền trả lương lái xe, chi phí kho bãi, trả lãi ngân hàng,… Đa số các doanh nghiệp vận tải ít, nhiều đều vay vốn ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp lớn, có khách hàng truyền thống còn đỡ, còn các doanh nghiệp nhỏ lẻ khó mà trụ được giai đoạn bĩ cực này”, anh Vũ Hải Phong, doanh nghiệp vận tải DP cho biết.

Không đủ sức chống chọi với cuộc khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp vận tải nhỏ đã phá sản. Ông Nguyễn Hồng Quang, Trưởng phòng quản lý vận tải, Sở GTVT Hải Phòng cho biết, hiện nay lượng xe container của Hải Phòng nhận phù hiệu hoạt động chưa tới 12.000 xe trên tổng số hơn 14.000 xe đăng ký tại Phòng CSGT.

Trung Thành

BACK TO TOP